21/2/12

10 chiến đấu cơ đỉnh cao của thế giới

Website Top Yaps mới đây vừa công bố một danh sách 10 chiến đấu cơ đỉnh cao của thế giới, trong đó không thể thiếu tên những chiếc máy bay chiến đấu nổi tiếng đến từ các nước sản xuất vũ khí hàng đầu như Mỹ, Nga, Anh, Pháp…
Dưới đây là 10 chiếc máy bay chiến đấu cơ hàng đầu của thế giới:


1. F-22 Raptor của Mỹ

Đứng đầu trong danh sách 10 chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới là F-22 Raptor của Mỹ. F-22 là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới.
F-22 được đánh giá là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới, có khả năng tấn công mục tiêu cả trên không lẫn mặt đất. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005.


2. F/A-18 Hornet của Mỹ

F/A-18 Hornet được tiếp nhận làm vũ khí cuối cùng trong số những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ vào cuối những năm 80. Khác với F-16, Hornet ngay từ đầu đã có radar hoàn thiện và có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung cũng như bom điều khiển không đối đất. F/A-18 không chỉ được sử dụng trong lực lượng Không quân và còn làm vũ khí của lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ.
Những chiếc chiến đấu cơ Hornet được trang bị hệ thống radar tinh vi, phức tạp, có thể truy theo các mục tiêu ở mọi loại hình thời tiết và từ khoảng cách xa. Việc sở hữu trang bị thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng tia laser (Sniper Advanced Targeting pod) với những chiếc camera truyền hình và chứa tia hồng ngoại cho phép các phi công có thể nhìn mục tiêu vào buổi đêm và ở trong những điều kiện tầm nhìn thấp


3. Su-27 của Nga

Sukhoi Su-27 là một máy bay tiêm kích phản lực có từ thời Liên Xô cũ với thiết kế độc đáo và được sản xuất năm 1977. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.


4. Eurofighter Typhoon của Anh

Máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh, hay còn gọi là Eurofighter Typhoon, là một loại máy bay có tốc độ cực nhanh. Vì thế, loại máy bay này có thể được sử dụng hiệu quả vào các cuộc đối đầu không đối không.
Những chiếc chiến đấu cơ Typhoon được chế tạo theo tiêu chuẩn của Không quân Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italia nhằm thay thế cho những chiếc Tornado. Typhoon sở hữu công nghệ tàng hình và hệ thống vũ khí đa dạng bao gồm từ các loại tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung đến nhiều loại vũ khí đất đối không khác nhau.


5. JAS 39 Gripen của Thuỵ Điển

JAS-39 Gripen của Thuỵ Điển là một trong những dòng máy bay chiến đấu mạnh mẽ nhất trên thế giới, có thể sánh ngang với F-16 mà Mỹ hoặc loại Mig-29 của Liên Xô.
JAS-39 Gripen được thiết kế là một chiếc máy bay đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ. Chiếc chiến đấu cơ này được trang bị các thiết bị điện tử tối tân như hệ thống radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.
JAS-39 Gripen còn được trang bị các tên lửa không đối không tầm xa loại hiện đại nhất đang được trang bị cho NATO như AIM-120 AMRAAM, MBDA MICA. 


6. Rafale của Pháp

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng, hai động cơ và có dạng hình tam giác của Pháp. Những chiếc chiến đấu cơ loại này có thể làm các nhiệm vụ phòng không, tấn công mặt đất và do thám. Chiến đấu cơ Rafale được trang bị hệ thống điện tử quân sự tối tân và tinh vi có tên là Spectra. Hệ thống này có thể giúp máy bay phát hiện, lần theo 8 mục tiêu cùng lúc và cung cấp những hình ảnh bản đồ 3d để định vị và nhằm mục tiêu. Máy bay Rafale có tốc độ 1,8 Mach và được trang bị các tên lửa đất đối không như tên lửa Apache và Exocet, tên lửa không đối không và tên lửa đối hạm.


7. F-16 Fighting Falcon của Mỹ


F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ linh hoạt, F-16 đã trở thành máy bay chiến đấu đa năng phổ biến nhất trong số máy bay hiện có trong lực lượng Không quân các nước.
F-16 Fighting Falcon tác chiến hiệu quả trong các trận đánh hỗn loạn tầm gần với nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, và ghế phi công ngửa giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. F-16 được trang bị hệ thống radar hiện đại và vũ khí điều khiển đạt tiêu chuẩn bao gồm tên lửa AIM-120 AMRAAM và bom hàng không điều khiển. 


8. T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc

T-50 Golden Eagle là một máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ siêu âm được Hàn Quốc-Mỹ hợp tác thiết kế chế tạo vào đầu thế kỷ 21. Tốc độ cao nhất của T-50 là 1,5 Mach và lực đấy động cơ là 30 nghìn mã lực. T-50 được trang bị radar đa năng, hệ thống hoa tiêu quán tính và hệ thống phân biệt địch, bạn tích hợp (IFF) cũng như tên lửa không đối không và tên lửa đất đối đất trên các cánh. Thông thường, T-50 có thể dùng như loại máy bay huấn luyện tiên tiến nhưng khi cần thêm khả năng chiến đấu, nó có thể được sử dụng thành một máy bay chiến đấu như F-16. 


9. MiG-35 của Nga

MiG-35 là chiến đấu cơ hàng đầu của Nga hiện nay. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng đời mới nhất thuộc dòng Mikoyan. MiG-35 được trang bị những thiết bị điện tử thế hệ mới nhất, đặc biệt là hệ thống radar cực mạnh. MiG-35 còn có hệ thống quang điện tử dùng để tấn công trên không và mặt đất, một tổ hợp tự vệ rất mạnh và mang theo những vũ khí hiện đại nhất.


10. J-10 của Trung Quốc

J-10 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hiện đại nhất của Trung Quốc do Viện thiết kế máy bay Thành Đô (Viện 611) thiết kế và công ty sản xuất máy bay Thành Đô (CAC) sản xuất. Đây là loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể tấn công các mục tiêu trên không và dưới mặt đất. Chiếc chiến đấu cơ hiện đại J-10 được thiết kế để có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. 

 
Nguồn: tin247.com



10 trực thăng vận tải 'hoành tráng' nhất thế giới

Thời kỳ hoàng kim của trực thăng vận tải bắt đầu tại nước Nga từ những năm đầu của chiến tranh lạnh.
Sau đây là danh sách 10 máy bay trực thăng lớn nhất trong lịch sử, những quái vật của bầu trời với tải trọng lên tới hơn 10 tấn. Chúng ta sẽ đi từ máy bay có tải trọng từ thấp đến cao nhất
.

10. Boeing Vertol CH–46 Sea Knight


CH-46 Sea Kight là mẫu trực thăng vận tải – chiến đấu hạng trung được lựa chọn trong cuộc thi thiết kế của hải quân Mỹ từ năm 1961. Tới năm 1964, chiếc Sea Knight đầu tiên được trang bị cho hải quân Mỹ và sau đó được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam.
Dựa vào thiết kế hai động cơ, Sea Knight có điểm mạnh là khả năng điều khiển và sự bền bỉ khi hoạt động trong điều kiện gió bão lớn. Được trang bị hai động cơ General Electric T–58–GE–16, với công suất là 1.400 kW (tương đương 1870 mã lực), đường kính cánh quạt là 16 m, Boeing Vertol CH–46 Sea Knight có trọng lượng cất cánh tối đa là 11.00 kg, chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách.

9. Aerospatiale SA 321 Super Frelon


Đây là chiếc trực thăng của Pháp duy nhất nằm trong bảng xếp hạng. SA 321 Super Frelon có ba động cơ phản lực Turbomeca Turmo IIIC với công suất 3 x 1.171 kW (3 x 1.570 sức ngựa), trọng lượng cất cánh tối đa là 13.000 kg. Chiều dài của Super Frelon là 23,03 m và đường kính cánh quạt là 18,9 m.


8. Sikorsky CH–54 Tarhe


Được đặt theo tên một tù trưởng Anh-điêng cao lớn, Sikorsky CH-54 Tarhe có chuyến bay đầu tiên vào năm 1962, và sau đó được chế tạo cho quân đội Mỹ. CH–54 được thiết kế để thay thế cho CH–47 Chinook có tải trọng thấp hơn.
Chiếc lồng gắn ở thân của CH–54 rất đa năng, được sử dụng như phòng chỉ huy di động, xưởng sửa chữa và bảo trì khí tài quân sự hoặc bệnh viện quân sự di động. Ngoài ra, CH–54 còn được sử dụng cho các mục đích dân sự.


CH–54 Tarhe có 2 động cơ phản lực Pratt&Whitney T73–P–700, với công suất 2 x 3.580 kW (tương đương 2 x 4.800 mã lực (chiều dài là 26,97 m và đường kính cánh là 21,95 m), chiếc trực thăng đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng có trọng lượng cất cánh tối đa là 21.000 kg.

7.Boeing CH–47D Chinook


Là một trong những trực thăng phổ biến nhất, Chinook có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ từ vận chuyển binh lính, pháo, đạn dược, nhiên liệu, khí tài quân sự trên chiến trường tới cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy, chuyên chở hàng hóa cũng như xây dựng dân sự.
Tháng 8/1962, CH–47A được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ, mẫu đầu tiên có trọng lượng cất cánh là 14.969 kg. Được đánh giá là trực thăng vận tải hiệu quả và đáng tin cậy nhất, mẫu Chinook cải tiến có trọng lượng cất cánh là 22.680 kg.


Nhờ vào hệ thống móc néo ba chạc đặc biệt, Chinook có thể vận chuyển nhiều thiết bị cồng kềnh và nặng nề cùng một lúc. Ví dụ: Chinook có thể vận chuyển pháo 155mm ở vận tốc 260 km/h một cách dễ dàng.
Dài 30,1 m, đường kính cánh quạt 18,3 m, trọng lượng không tải của CH–47D là 10.183 kg, nó có khả năng vận chuyển tải nặng 12.700 kg hoặc 33 – 55 binh lính (không kể phi công, phụ lái và kỹ sư máy). CH–47D có hai động cơ Lycoming T55–GA–712 với công suất 2 x 2.796 kW (tương đương 2 x 3.750 mã lực).

6. Bell – Boeing V–22 Osprey
Không phải là một chiếc trực thăng thông thường, Osprey cất và hạ cánh như một máy bay lên thẳng, nhưng di chuyển giống như máy bay thông thường. Vỏ động cơ đặc biệt giúp Osprey có khả năng di chuyển với tốc độ và độ cao lớn.


Theo hãng Bell – Boeing, V–22 Osprey có thể chuyên chở 24 binh lính, hoặc 9.072 kg cùng với 6.804 kg ở khoang chứa ngoài, di chuyển với tốc độ gấp hơn hai lần so với các trực thăng thông thường. Hệ thống lái liên động có thê điều khiển một động cơ quay cả hai cánh quạt, khi động cơ còn lại gặp sự cố.


V–22 Osprey có hai động cơ phản lực Rolls – Royce Allison T406/AE 1107C–Liberty, mỗi chiếc có công suất 4.590 kW (tương đương 6.150 mã lực), đường kính cánh quạt là 11,6 m và tổng chiều dài 17,5 m. Tải trọng của thùng chứa trong và ngoài lần lượt là 9.070 kg và 6.800 kg cho phép máy bay có trọng lượng cất cánh là 27.400 kg.
5. Sikorsky CH–53E Super Stallion


Dựa vào mẫu thiết kế của CH–53 Sea Stallion, phiên bản Super Stallion hiện đang là máy bay trực thăng lớn nhất của quân đội Mỹ, với tải trọng khoang chứa trong và ngoài là 13.600 kg và 14.500 kg.
Super Stallion là máy bay lên thẳng duy nhất có khả năng mang cả tiểu đội pháo 155mm (bao gồm pháo, đạn dược cùng binh lính).


Được trang bị ba động cơ phản lực General Electric T64–GE–416/416A với công suất 3 x 3.270 kW (tương đương với 3 x 4.380 mã lực), Super Stallion dài 30,2 m, đường kính cánh quạt là 24 m, có trọng lượng cất cánh tối đa là 33.300 kg.

4. Mil Mi – 6


Mặc dù có tuổi đời hơn 50 năm, trực thăng vận tải Mi–6 vẫn dễ dàng chiếm vị trí thứ tư trong danh sách.
Được NATO gọi với tên “Hook”, Mi–6 được đưa vào sản xuất từ năm 1960, khoảng 860 chiếc đã được chế tạo tính tới năm 1981. Mi–6 là trực thăng lớn nhất thế giới lúc đó, và là trực thăng sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô.
Năm 1961, Mi–6 giành giải thưởng Sikorsky và là trực thăng đầu tiên bay với tốc độ hơn 300 km/h.


Mi-6 có thể chở tới 90 người.
Với 2 động cơ phản lực Soloviev D-25V có công suất 8.200 kW (tương đương 11.000 mã lực), đường kính cánh quạt là 35 m, tổng chiều dài 33.18 m, Mi–6 có trọng lượng cất cánh tối đa là 42.500 kg và có khả năng chuyên trở 70 lính dù hoặc 90 hành khách.

3. Mil Mi–10


Được phát triển từ năm 1962 dựa trên mẫu Mi–6, Mi–10 có trọng lượng cất cánh tối đa là 43.700 kg. Sử dụng cùng động cơ, hệ thống truyền động và thủy lực, cánh quạt với Mi–6, nhưng thiết kế của Mi–10 đã loại bỏ thân máy bay vốn chủ yếu sử dụng để chuyên chở binh lính và hành khách, có thêm thùng xăng phụ, bốn bánh trải rộng và các đường rãnh lớn để chuyên chở được các thùng hàng cồng kềnh và nặng nề hơn. Mil–10 được khối quân sự NATO đặt biệt danh “Harke”.


2. Mil Mi–26

Mặc dù không là trực thăng lớn nhất trong lịch sử, Mi–26 (tên gọi do NATO đặt là “Halo”) chiếm vị trí trực thăng sử dụng động cơ phản lực trục to nhất và tải trọng lớn nhất đã từng được đưa vào sản xuất.


Được giới thiệu vào năm 1983 và vẫn được chế tạo, Mi–26 sử dụng hai động cơ Lotarev D–136 với tổng công suất là 16.760 kW (tương đương 22.840 sức ngựa) và có trọng lượng cất cánh tối đa là 56.000 kg. Ngoài ra, nó có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa nặng 20.000 kg trong phạm vi 800 km.


Phi đội lái của Mi–26 gồm có 4 phi công: lái chính, phụ lái, hoa tiêu và kỹ sư máy. Kính của buồng lái được làm lồi ra để tăng tầm nhìn. Buồng lái được điều áp. Ngoài ra, có 3 camera chuyên dụng được lắp đặt để quan sát các thùng hàng hóa.

1. Mil Mi–12


Chiếm vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những máy bay trực thăng vận tải lớn nhất chính là Mi–12 do Nga (trước đây là Liên Xô) chế tạo.
Mặc dù chưa bao giờ được đưa vào sản xuất nhưng 2 nguyên mẫu Mi–12 đã được chế tạo và được bay thử vào năm 1968. Mi–12 có lần ra mắt đầu tiên tại triển lãm hàng không Paris năm 1971.
Được đặt biệt danh “Homer”, Mi-12 sử dụng hai cánh quạt, 4 động cơ Soloviev D–25 VF với tổng công suất là 16.500 kW (hoặc 22.000 mã lực).


Mi-12 không được đưa vào sản xuất mà chỉ có mẫu thử nghiệm.
Với chiều dài là 37 m, đường kính cánh quạt 35 m, Mi–12 có trọng lượng cất cánh tối đa là 105.000 kg và tải trọng 44.205 kg.

Nguồn: baodatviet.vn

20/2/12

10 mỹ nhân bikini "nóng bỏng" nhất xứ Hàn

Những ngôi sao nổi tiếng như Ga Hee, Shin Min Ah, Kim Sa Rang… sở hữu chiều cao lý tưởng, thân hình quyến rũ cực gợi cảm và nóng bỏng trong những bộ bikini mùa hè năm 2011.

Dưới đây là 10 mỹ nhân sở hữu thân hình hoàn hảo nhất trong trang phục bikini hè năm 2011, do trang Ilyosisa của Hàn Quốc vừa bình chọn


Lee Hyori


Lee Chae Young


Honey Lee


Jang Yoon Ju


Shin Min Ah


Kim Sa Rang


Ga Hee


Hwang Hye Young


Han Chae Young


Han Go Eun











10 mô tô nhanh nhất thế giới năm 2010

Đây đều là những chiếc siêu xe "hàng khủng" cả về tốc độ lẫn giá tiền.

10. Ducati 1098s


Siêu xe trang bị động cơ: 4 thì, L-Twin, 4 van trên mỗi xilanh, 1.099 cc, làm mát bằng chất lỏng
Vận tốc tối đa: 271 km / h (169 dặm / giờ)
Công suất: 160 mã lực (119,3 kW) tại 9.750 vòng / phút
Truyền động: Côn tay, 6 số - côn khô nhiều lá, điều khiển thủy lực
Siêu xe có trọng lượng 173kg.

9. BMW K 1200 S


Động cơ: 16 van , 4 xylanh, DOHC, máy thẳng hàng làm mát bằng chất lỏng
Vận tốc tối đa: 278 km/h (174 dặm/giờ)
Công suất: 164.94 mã lực (120.4 kW) tại 10250 vòng/phút
Truyền động: 6 tốc độ bằng tay

8. Aprilia RSV 1000R Mille


Động cơ: V-twin, đạt 998 phân khối
Vận tốc tối đa: 281km/giờ (175 dặm/giờ)
Công suất: 141,13 mã lực (105.24 kW/143.09 PS) tại 10000 vòng/phút
Truyền động: 6 tốc độ, tự động

7. Kawasaki Ninja ZX-11/ZZ-R1100 



Động cơ: 4 thì, 4 xylanh, DOHC, làm mát bằng bằng chất lỏng, dung tích 1052 phân khối
Vận tốc tối đa: 283km/giờ (176 dặm/giờ)
Cộng suất 147 mã lực (108 kW) tại 10,500 vòng/phút
Truyền động: 6 tốc độ

6. MV Agusta F4 1000 R


Động cơ: 4 xi lanh, DOHC, 16 van bố trí hình tròn, làm mát bằng chất lỏng
Vận tốc tối đa: 299 km / giờ (185 dặm)
Công suất: 174 mã lực (128 kW)
Truyền động: đa đĩa ly hợp ướt, hộp số 6 tốc độ cassette

5. Yamaha YZF R1


Động cơ: Chuyển tiếp nghiêng song song 4 xi-lanh, 20 van, DOHC, làm mát bằng nước
Vận tốc tối đa: 297 km / giờ (186 dặm/giờ)
Công suất: 128,2 mã lực (95,6 kW) tại 10.000 vòng / phút
Truyền động: 6 tốc độ, lưới cố định

4. Honda CBR1100XX Blackbird


Động cơ: 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 1137 phân khối làm mát bằng nước
Vận tốc tối đa: 310 km/giờ (190 dặm / giờ)
Công suất: 153 mã lực (114 kW) tại 10.000 vòng / phút
Truyền động: 6 tốc độ

3. MTT Turbine Superbike Y2K


Động cơ: turbin loại Rolls-Royce Allison 250-C20
Vận tốc tối đa 365 km/giờ (227 dặm/giờ)
Công suất: 320 mã lực (239 kW) tại 52.000 vòng trên phút
Truyền động: 2 số tự động

2. Suzuki Hayabusa


Động cơ: 4 thì, 4 xilanh, dung tích 1340 phân khối, làm mát bằng chất lỏng, DOHC, 16 van
Vận tốc tối đa: 397 km / h (248 dặm / giờ)
Công suất: 197 mã lực (147 kW) tại 6.750 vòng / phút
Truyền động: 6 tốc độ, lưới cố định

1. Dodge Tomahawk


Động cơ: 10 xilanh kiểu V 90 độ
Tốc độ tối đa: 560 km / h (350 dặm / giờ)
Công suất: 500 mã lực (370 kW) tại 5.600 vòng/phút (45 kW / L)
Truyền động: 2-tốc độ bằng tay

Nguồn: zing.vn

10 mẫu siêu xe đắt nhất thế giới năm 2012

Nhiều người có thể cảm thấy choáng khi nhìn giá bán của 10 mẫu xe mới đắt nhất thế giới do tạp chí Forbes liệt kê. Khi nhìn vào danh sách của Forbes, bạn đừng nghĩ đến những cái tên như Ferrari 458 Italia hay Lamborghini Aventador. Đơn giản là vì cái giá hơn 300.000 USD của những mẫu siêu xe thể thao đến từ Ý vẫn không ăn nhằm gì với con số mà các nhà sản xuất đưa ra cho 10 mẫu xe dưới đây.

10. Porsche 918 Spyder
Giá bán: 845.000 USD


Tuy đứng ở vị trí cuối cùng của danh sách nhưng Porsche 918 Spyder vẫn khiến nhiều người phải ngước nhìn với giá bán cao "ngất ngưởng", 845.000 USD. Là sản phẩm đầu đàn của gia đình Porsche trong tương lai, 918 Spyder được trang bị động cơ V8 vòng tua cao, sản sinh công suất hơn 500 mã lực. Đồng hành cùng động cơ là hệ thống hybrid sạc điện bổ sung thêm 218 mã lực. Nhờ đó, theo hãng Porsche, 918 Spyder có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong 3,1 giây và chỉ tiêu tốn lượng nhiên liệu 3,02 lít/100 km. Dự kiến, Porsche 918 Spyder sẽ bắt đầu có mặt trên thị trường vào cuối năm 2012.

9. SSC Tuatara
Giá bán: 970.000 USD


Là phiên bản hậu duệ của Ultimate Aero, một trong những mẫu xe sản xuất đại trà chạy nhanh nhất thế giới, SSC Tuatara sở hữu giá bán lên đến 970.000 USD. Cung cấp sức mạnh cho tân binh làng siêu xe cao cấp là khối động cơ V8, tăng áp kép, dung tích 7.0 lít, sản sinh công suất 1.350 mã lực. Chỉ nặng 1.203 kg, SSC Tuatara được giới thiệu có khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong 2,8 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 442,57 km/h. Nếu con số trên đúng sự thật, SSC Tuatara sẽ vượt mặt "ông hoàng tốc độ" hiện tại là Bugatti Veyron Super Sport.

8. Hennessey Venom GT
Giá bán: 1 triệu USD


Từ trước đến nay, hãng Hennessey Performace thường được biết đến qua những chiếc Dodge Viper tăng áp kép hoặc nhiều cỗ máy tính năng cao khác. Tuy nhiên, cái tên Hennessey Performance dường như chỉ được biết đến trên toàn thế giới thông qua siêu phẩm mới mang tên Venom GT. Được phát triển dựa trên cơ sở gầm bệ kéo dài của Lotus Elise, Venom GT lấy năng lượng từ khối động cơ GM V8, dung tích 6,2 lít, siêu nạp, cho công suất 1.200 mã lực.

7. Pagani Huayra
Giá bán: 1,3 triệu USD


Nổi tiếng với thiết kế ngoại thất như một thủy quái, Huayra là mẫu siêu xe thứ 2 của gia đình Pagani. Là "đàn em" của Zonda danh tiếng, Huayra được trang bị động cơ Mercedes-Benz V12, tăng áp kép, công suất 700 mã lực. Sức mạnh động cơ cho phép "thần gió" Huayra đạt vận tốc tối đa 370 km/h. Đây đồng thời còn là mẫu siêu xe Pagani đầu tiên đặt chân đến Mỹ.
Dự kiến, mỗi năm, hãng Pagani chỉ sản xuất vài chiếc Huayra.

6. Maybach Landaulet
Giá bán: 1,4 triệu USD


Khi bỏ ra số tiền không nhỏ kể trên, khách hàng sẽ sở hữu trong tay một chiếc Maybach Landaulet siêu sang và sở hữu động cơ V12, tăng áp kép, sản sinh công suất 543 mã lực. Với quyết định "khai tử" nhãn hiệu Maybach của công ty mẹ Mercedes-Benz trong thời gian gần đây, Maybach Landaulet hứa hẹn sẽ "hot" hơn nhờ độ "hiếm có, khó tìm". Được phát triển dựa trên cơ sở bệ gầm kéo dài của Maybach 62S, Landaulet đi kèm không gian nội thất nội thất ngăn đôi giữa cabin và khoang hành khách. Đặc biệt hơn là phần mui trần dành riêng cho khoang hành khách.

5. Aston Martin One-77
Giá bán: 1,4 triệu USD


Aston Martin One-77 là một trong những mẫu siêu xe hiếm hoi trên thế giới được trang bị bộ khung gầm làm hoàn toàn bằng carbon. Hiện đại thôi chưa đủ, siêu xế đến từ Anh quốc còn sở hữu diện mạo hết sức bắt mắt. Mẫu xe đầu đàn trong gia đình Aston Martin được trang bị động cơ V12, dung tích 7,3 lít, sản sinh công suất 750 mã lực. Ngoài ra, One-77 còn mang trên mình hệ thống treo thanh đẩy độc đáo tương tự dòng xe đua F1. Theo kế hoạch, chỉ có đúng 77 chiếc One-77 được sản xuất và phân phối trên toàn thế giới.

4. Koenigsegg Agera R
Giá bán: 1,711 triệu USD

Với khối động cơ V8, tăng áp kép, dung tích 5.0 lít nằm bên dưới, mẫu siêu xe Thụy Điển Koenigsegg Agera R sở hữu công suất 1.115 mã lực khi chạy bằng nhiên liệu E85. Một chiếc Agera tiêu chuẩn đã có giá 1,5 triệu USD. Trong khi đó, nếu muốn mua Agera R, khách hàng phải góp thêm 211.000 USD vào con số trên. Về mặt vận tốc tối đa, Koenigsegg Agera R chưa phải là "ông hoàng". Tuy nhiên, mẫu siêu xe Thụy Điển lại vô địch về khả năng tăng tốc từ 0-322 km/h. Cụ thể, Agera R chỉ mất 17,68 giây để đạt vận tốc 322 km/h từ vị trí đứng yên.
3. Zenvo ST1
Giá bán: 1,8 triệu USD


Đến từ đất nước Đan Mạch vốn không nổi tiếng trên bản đồ siêu xe thế giới nhưng Zenvo ST1 vẫn có điểm nhấn khiến nhiều người phải nhớ tới. Đầu tiên là giá bán cực "chát" 1,8 triệu USD. Thứ hai là khối động cơ V8, dung tích 7.0 lít, siêu nạp, sản sinh công suất 1.250 mã lực. Khi mua Zenvo ST1, khách hàng còn được tặng kèm 1 chiếc đồng hồ trj giá 50.000 USD và nhận dịch vụ bảo dưỡng từ xa chuyên nghiệp.
2. Ferrari 599XX
Giá bán: hơn 2 triệu USD


Lấy một chiếc Ferrari 599 và biến nó thành "mãnh thú" trên đường đua, bạn đã có trong tay 599XX. "Trái tim" của siêu xe nhà Ferrari là khối động cơ V12, công suất 700 mã lực. Động cơ giúp 599XX tăng tốc từ 0-96 km/h trong 2,9 giây. Tương tự FXX, 599XX chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn và dành cho những khách hàng đặc biệt của Ferrari. Theo một số tin đồn, 599XX sở hữu giá bán hơn 2 triệu USD.

1. Bugatti Veyron Super Sport
Giá bán: 2,6 triệu USD


Không chỉ nhanh nhất thế giới, Bugatti Veyron Super Sport còn là mẫu siêu xe đứng đầu về mặt giá bán. Tương xứng với giá bán 2,6 triệu USD của Veyron Super Sport là khối động cơ W16, dung tích 8.0 lít, đi kèm 4 bộ tăng áp, sản sinh công suất 1.200 mã lực. Sức mạnh ấy đủ để thành viên mạnh nhất nhà Bugatti đạt vận tốc tối đa 431 km/h.

Nguồn : baomoi.com