20/2/12

10 loại xe tăng “khủng” nhất mọi thời đại

Qua hơn 1 thế kỷ, có nhiều loại xe tăng đã được thiết kế, đưa vào tác chiến trên chiến trường và trở thành một lực lượng không thể thiếu trong quân đội các nước. Căn cứ vào các yếu tố tính cơ động, khả năng chiến đấu, vỏ bảo vệ và khả năng sản xuất, kênh Discovery đã chọn ra 10 loại xe tăng hàng đầu của mọi thời đại.

10. M-4 Sherman (Mỹ)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1942.
Tốc độ tối đa 24 dặm/giờ.
Động cơ: Sử dụng động cơ 9 xi-lanh bố trí hình tròn; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 15,8 mã lực/tấn.
Độ dày của vỏ thép: 62mm.
Vũ khí chính: Pháo 75mm tốc độ cao.


Xe tăng Sherman bị đánh giá thấp về hỏa lực và thép bảo vệ. Động cơ Ford với 8 xi-lanh tỏ ra rất hiệu quả và đáng tin cậy giúp M-4 được đánh giá cao hơn một chút về tính cơ động. Nhưng chính việc sản xuất dễ dàng đã giúp M-4 Sherman được xếp vào Top 10: khoảng 48.000 chiếc đã được sản xuất trong hơn 3 năm.

9. Merkava (Israel)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1977.
Tốc độ tối đa: 34 dặm/giờ.
Động cơ: Sử dụng động cơ diesel tăng áp Teledyne với tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 14,28 mã lực/tấn.
Độ dày của vỏ thép: Theo từng dòng xe
Vũ khí chính: Pháo 120mm.


Vỏ thép của Merkava không hề có chút khiếm khuyết nào. Thiết kế của xe ưu tiên tối đa cho việc bảo vệ xe và kíp chiến đấu. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì Merkave phải chấp nhận hy sinh yếu tố tốc độ và điều này khiến cho tính cơ động của xe chỉ ở mức dưới trung bình.
Merkava là một tổ hợp phức tạp và đắt tiền, do đó nó được sản xuất rất hạn chế. Mặc dù vậy, hiệu quả chiến đấu trên chiến trường với hỏa lực mạnh đã giúp Markave giành vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng.

8. T-54/55 (Liên Xô)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1948.
Tốc độ tối đa: 30 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 250 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ diesel V-12 làm mát bằng nước; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 14,44 mã lực/tấn.
Độ dày của vỏ thép: 203mm
Vũ khí chính: Pháo D10T 100mm


T-54/55 đạt điểm trung bình về hỏa lực, tính cơ động và vỏ bảo vệ. Với tất cả 95.000 chiếc được sản xuất thì đây là loại xe tăng đứng đầu về số lượng. Tuy nhiên, nó đạt được vị trí thứ 8 chỉ bởi một lý do duy nhất khiến người ta phải “choáng váng”, đó chính là số lượng được sản xuất quá lớn.
7. Challenger (Anh)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1982.
Tốc độ tối đa: 37 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 340 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ Condor V-12 với tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 19,2 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: Theo từng dòng xe.
Vũ khí chính: Pháo 120mm có rãnh xoắn.


Challenger đạt điểm rất tốt về vỏ thép và điểm tối đa về hỏa lực khi sử dụng súng 120mm có rãnh xoắn. Tuy nhiên, điểm về tính cơ động và số lượng sản xuất lại khá thấp. Mức độ hủy diệt của xe tăng này cũng chỉ ở mức trung bình: động cơ của xe khỏe nhưng chưa đủ để gây khiếp sợ cho kẻ thù.

6. Mk IV Panzer (Đức)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1937.
Tốc độ tối đa: 24,8 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 130 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ xăng Maybach V-12; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 10,6 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: 50mm.
Vũ khí chính: Súng 75mm.


Mk IV Panzer đạt điểm trung bình về tính cơ động và đạt điểm khá cho phần bảo vệ cũng như hỏa lực. Nhưng Mk IV Panzer thực sự đáng thất vọng khi muốn chế tạo hàng loạt. Tương tự các loại xe tăng khác của Đức, Mk IV là một tổ hợp các loại máy móc hạng nặng rất khó sản xuất. Mức độ hủy diệt của loại xe tăng này là rất cao: trong những ngày đầu của Thế chiến II, hầu như không gì có thể cản bước loại xe tăng này.

5. Centurion (Anh)

Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1945.
Tốc độ tối đa: 22 dặm.
Tầm hoạt động: 120 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ xăng Meteor V-12; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 12,54 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: 17 đến 152mm.
Vũ khí chính: Pháo 105mm.

Centurion đạt điểm trung bình về tính cơ động nhưng điểm cho hỏa lực lại cao. Lớp vỏ bảo vệ của Centurion chứng minh được giá trị của mình khi đạt điểm gần như tối đa. Nó cũng được cho điểm cao về khả năng sản xuất với đặc điểm thiết kế đơn giản và số lượng sản xuất lớn.

4. Xe tăng Thế chiến I (WWI Tank - Anh)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1917.
Tốc độ tối đa: 4 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 22 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ Daimler 6 xi-lanh; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 3,3 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: 6 đến 12mm.
Vũ khí chính: 02 súng máy.


WWI có lớp vỏ thép mỏng nhưng vào thời điểm Thế chiến thứ nhất thì đây là loại xe chiến đấu duy nhất được bọc thép nên nó được chấm điểm cao về vấn đề này. Và tương tự như vậy, tính cơ động cũng như hỏa lực được các chuyên gia của Discovery đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thời điểm đó thì súng đặt trên xe tăng là một sản phẩm công nghệ rất khó chế tạo nên chỉ đạt được mức độ trung bình. Mặc dù vậy, mức độ hủy diệt của nó thì thuộc loại kinh khủng và được đánh giá là “chưa từng có”. Chính vì vậy, WWI đã chiếm vị trí thứ 4 trong danh sách.

3. Tiger (Đức)
Chiếc đầu tiên sản xuất năm 1942.
Tốc độ tối đa: 23 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 121 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ Maybach; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 12,3 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: 100mm.
Vũ khí chính: Súng 88mm.


Tiger được điểm tuyệt đối về hỏa lực; súng 88mm được coi như quái vật thực sự vào thời điểm đó. Vỏ thép của nó cũng được cho điểm cao. Đây là xe tăng hạng nặng nhưng tốc độ vẫn hợp lý, do vậy nó đạt điểm tương đối về tính cơ động. Tuy nhiên, mức độ sản xuất đã kéo điểm của Tiger tụt xuống – điểm cho yếu tố này gần sát mức 0. Mặc dù vậy, mức độ hủy diệt cũng giống như cái tên của nó (Con hổ) đã gây tâm lý hoảng sợ trên chiến trường.

2. M-1 Abrams (Mỹ)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1983.
Tốc độ tối đa: 42 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 289 dặm.
Động cơ: Sử dụng động cơ tua-bin khí Textron AGT 1500; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 26,64 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: Theo từng dòng xe.
Vũ khí chính: Súng M256 120mm.


M-1 đạt điểm tuyệt đối về hỏa lực và vỏ bảo vệ - là vấn đề quan trọng của mọi xe tăng hàng đầu hiện nay. Phần động cơ lại làm mất điểm của tính cơ động cho dù nó vẫn đạt điểm trên trung bình. Mức độ sản xuất của dòng xe này cũng khá hạn chế. Đây là một tổ hợp khổng lồ, đắt và gây nhiều khó khăn cho đội ngũ kỹ thuật. M-1 được coi là xe tăng sát thủ trong mọi thời đại và đạt điểm tuyệt đối về tính hủy diệt.

1. T-34 (Liên Xô, Mỹ)
Chiếc đầu tiên được sản xuất năm 1940.
Tốc độ: 34 dặm/giờ.
Tầm hoạt động: 268 dặm.
Động cơ: Động cơ diesel 4 thì 12 xi-lanh; tỷ lệ công suất/trọng lượng đạt 15,87 mã lực/tấn.
Độ dày vỏ thép: 65mm
Vũ khí chính: Súng 76,2mm


T-34 đạt điểm gần tuyệt đối về hỏa lực, tính cơ động và vỏ bảo vệ. Nó vượt qua bất kỳ loại xe tăng nào khác mức độ dễ dàng trong chế tạo – đạt điểm tuyệt đối về mức độ sản xuất. Tính hủy diệt cực lớn và chỉ thiếu một chút để đạt điểm tối đa. Các chuyên gia của Discovery đều thống nhất chọn T-34 là xe tăng “khủng” nhất của mọi thời đại.

Nguồn: bee.net.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét